Home

Khái quát lịch sử

 

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(10/10/1954-30/12/2015)

----------------------

Đảng bộ Khôi các cơ quan Thành phố Hà Nội được ra đời và phát triển từ các tổ chức tiền thân: Liên chi các cơ quan Dân Đảng (10/10/1954) trực thuộc Thành ủy Hà Nội ; Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Đông (09/10/1957) trực thuộc Tỉnh ủy Hà Đông và Liên chi Dân Chính Đảng tỉnh Sơn Tây (đầu tháng 10/1957) trực thuộc Tỉnh ủy Sơn Tây. Từ yêu cầu thực tiễn phát triển của Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố Hà Nội, trải qua 61 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Khối  đã thay đổi tên, tách ra, hợp nhất rất nhiều lần. Xin giới thiệu một số nét khái quát sự ra đời, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ Khối .

 

GIAI ĐOẠN 1954 - 8/2008

-----------------

 

            I- ĐẢNG BỘ KHỐI DÂN CHÍNH ĐẢNG HÀ NỘI

1. Từ  tháng 10/1954  đến 3/1993

- Ngày 10/10/1954, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành quyết định thành lập Liên chi các cơ quan Dân Đảng, gồm các cơ quan: Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn, Văn phòng Đảng, Tổ chức, Văn phòng Ủy ban quân chính. Ban Liên chi ủy được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định gồm các đồng chí: Vũ Quang (Thanh niên), Minh Quang (Phụ nữ), Hồng Lĩnh (Tổ chức), Hồ Lịch (Văn phòng Đảng ủy), Văn Dĩnh Chi (Văn phòng quân chính), đồng chí Trung (Mặt trận). Tháng 02/1955 Ban Thường vụ Thành ủy quyết định thành lập Ban Liên chi ủy I.

- Ngày 05/7/1956, Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết số 144-NQ/TUHN sắp xếp lại tổ chức Liên chi. Liên chi I thành Liên chi Dân Đảng trực thuộc Thành ủy. Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết số 107-NQ/TUHN, sáp nhập Liên chi Dân Đảng và Liên chi Chính quyền, thành Liên chi Dân Chính Đảng lâm thời trực thuộc Thành ủy. Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm 11 đồng chí.

- Ngày 04/4/1958, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ra Nghị quyết số 81 về việc đổi tên Liên chi Dân Chính Đảng thành Đảng bộ các cơ quan công sở Hà Nội. Ngày 14/10/1963, Ban Thường vụ Thành ủy ra nghị quyết thành lập Đảng bộ các cơ quan Thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Khu phố Hoàn Kiếm.

- Tháng 02/1966, Ban Thường vụ Thành ủy ra Quyết nghị số 796 chuyển Đảng bộ các cơ quan Thành ủy về trực thuộc Thành ủy và thành lập Đảng bộ các cơ quan Chính Dân Đảng Thành phố, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời 7 đồng chí.

- Ngày 03/12/1968, Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết giải thể Đảng bộ các cơ quan Chính Dân Đảng Thành phố, chuyển giao các tổ chức đảng trong các cơ quan Thành ủy về trực thuộc Đảng ủy khu phố và huyện.

- Ngày 31/10/1969, Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết thành lập Đảng bộ các cơ quan Thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy khu phố Hoàn Kiếm.

- Từ sau chiến thắng 30/4/1975 đến 1976, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tiếp tục đẩy mạnh công tác tư tưởng, tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Chất lượng sinh hoạt chi bộ đi vào nề nếp, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo chất lượng công tác; chỉ đạo các chi bộ phối hợp với các đồng chí phụ trách chuyên môn làm tốt công tác tư tưởng, bám sát với nhiệm vụ chính trị của các Ban, lãnh đạo cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ.

- Năm 1979, Thành phố mở rộng lần thứ 2, các Ban của Thành ủy đã tiếp nhận một số cán bộ của hai tỉnh Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình và một số cán bộ Đảng bộ các cơ quan Dân Chính Đảng Trung ương.. Cuối năm 1979, các chi bộ, đảng bộ Đại hội. Ngày 20 và 21/12/1979, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tổ chức đại hội, đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại trong 2 năm 1978-1979, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1980-1981; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ; đồng chí Đinh Viết Toàn được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

- Ngày 04 đến 06/2/1983, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Thành ủy, kiểm điểm, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu nhiệm kỳ 1980-1982, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1983- 1984. Đại hội bầu 9 đồng chí vào Ban chấp hành, đồng chí Đinh Viết Toàn được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Lợi làm Phó Bí thư. Ngày 26/7/1983, theo quyết định của Thường vụ Thành ủy, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy được chuyển giao từ quận Hoàn Kiếm về trực thuộc Thành ủy.

-  6/1985, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tổ chức Đại hội đại biểu , Đại hội đánh giá kết quả hoạt động của Đảng bộ từ tháng 2/1983 đến tháng 6/1985, kiểm điểm công tác lãnh đạo của Ban Chấp hành; đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới. Đại hội bầu Ban Chấp hành 11 đồng chí; đồng chí Đặng Thị Thanh Sâm được bầu làm Bí thư. Tháng 9/1986, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tổ chức Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X.

- Ngày 11, 12/7/1989 Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 1989-1991, Đại hội  khẳng định các tổ chức cơ sở đảng từng bước đổi mới về tư tưởng, tổ chức, hành động; cán bộ, đảng viên của Đảng bộ khắc phục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho Thành ủy; đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 1989-1991. Đại hội bầu 9 đồng chí vào Ban Chấp hành; đồng chí Vũ Hữu Ngoạn được bầu làm Bí thư.

- Ngày 04, 05/4/1991, Đảng bộ các cơ quan Thành ủy tiến hành Đại hội (vòng 1), Đại hội tham gia đóng góp vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (Vòng 1). Ngày 06 và 07/11/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Thành ủy (vòng 2), đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 1989-1991, đề ra nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 1992-1994; Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, đồng chí Lưu Minh Trị được bầu làm Bí thư.

 2. Từ  tháng 3/1993 đến 7/2008

- Ngày 07/3/1993, Ban Thường vụ Thành ủy ra Quyết định số 88/QĐ-TU nâng cấp Đảng bộ các cơ quan Thành ủy lên thành Đảng bộ cấp trên cơ sở, tên gọi là Đảng bộ Khối các cơ quan Thành ủy Hà Nội, theo đó nhiệm kỳ 1992-1994 kéo dài đến năm 1996, trở thành nhiệm kỳ thứ nhất của Đảng bộ Khối các cơ quan Thành ủy Hà Nội.

- Ngày 05/8/1994, Đảng bộ tổ chức hội nghị giữa nhiệm kỳ gồm 60. Ngày 05/4/1996 Đảng bộ Khối các cơ quan Thành ủy tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II. Đại thông qua báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ I, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ; đóng góp vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Lần thứ XII. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí; đồng chí Lưu Minh Trị được bầu làm Bí thư.

- Ngày 17 và 18/11/2000 Đảng bộ Khối các cơ quan Thành ủy tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2000-2005. Đại hội đã thảo luận thông qua báo cáo chính trị Đại hội, báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2); báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Anh Hào được bầu làm Bí thư.

- Ngày 28/6/2002, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Quyết định số 1105- QĐ/TU, đổi tên Đảng bộ Khối các cơ quan Thành ủy Hà Nội thành Đảng bộ Khối các cơ quan Dân Đảng thành phố Hà Nội. Tháng 6/2003 Ban Thường vụ Thành ủy bổ sung 6 Ủy viên Ban Chấp hành, chỉ định 3 đồng chí vào Ban Thường vụ, chỉ định đồng chí Trịnh Đức Hồng, Thành ủy viên, phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy làm Bí thư, thay đồng chí Nguyễn Chí Mỳ.

- Ngày 8/4/2005 Đảng bộ được đổi tên thành Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng Thành phố Hà Nội. Tháng 10/2005, Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng Thành phố tổ chức Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2005-2010). Đại hội đã xây dựng mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ là:"Phát huy những thành tựu đã đạt được, chủ động, sáng tạo khai thác hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của đội ngũ cán bộ công chức trong Đảng bộ, vượt lên khó khăn thử thách; Nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ra sức xây dựng Khối đoàn kết thống nhất; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối. Đại hội bầu BCH Đảng bộ 21 đồng chí. Đồng chí Trịnh Đức Hồng, được bầu làm Bí thư.

        II- ĐẢNG BỘ DÂN CHÍNH ĐẢNG TỈNH HÀ TÂY

 1. Từ  năm 1957 đến hợp nhất hai tổ chức năm 1965

- Ngày 09/10/1957 Ban Thường vụ Tỉnh ủy  Hà Đông ra Quyết định số 368- NQ/TU, về việc thành lập Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh, chỉ định BCH lâm thời gồm 9 ủy viên, đồng chí Phạm Chí Thành, Tỉnh ủy viên được chỉ định làm Bí thư. Đảng bộ gồm: các cơ sở đảng ở những chi bộ thuộc Liên chi A trước đây, các chi bộ trường học sinh Miền Nam số 1,2,12,16,23, các chi bộ khu an điều dưỡng cán bộ miền Nam tập kết ở Đông Phù (Thanh Trì), Bạch Đằng, Thụy Ứng (Thường Tín) và chi bộ Công Trường số 7. Tháng 9/1958, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định các chi bộ thuộc khu an điều dưỡng cán bộ miền Nam tập kết tại Thanh Trì, Thường Tín tách ra khỏi Đảng bộ Dân Chính Đảng Tỉnh thành lập Đảng bộ riêng trực thuộc Tỉnh ủy.

- Khoảng đầu tháng 10/1957, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây quyết định thành lập Liên chi Dân Chính Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, bao gồm các chi bộ Đảng tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trực thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh, các đoàn thể của tỉnh; chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Liên chi gồm 7 ủy viên, đồng chí Từ Mạnh Trí, Tỉnh ủy viên được chỉ định làm Bí thư Liên chi.

- Năm 1959, tỉnh Sơn Tây quyết định chuyển Liên chi Dân Chính Đảng tỉnh thành Đảng bộ Dân Chính Đảng. Ban Chấp hành Liên chi trước đây chuyển thành BCH lâm thời Đảng bộ; đồng chí Nguyễn Hữu Trác, Tỉnh ủy viên, được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy. Ở Hà Đông, Tỉnh ủy quyết định tổ chức các cơ sở đảng thuộc các ban, ngành của tỉnh theo các khối, tách Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh trước đây thành 3 bộ phận: Dân Chính Đảng, Văn xã, Công Thương nghiệp; chỉ định Ban Chấp hành lâm thời của mỗi đảng bộ và chỉ định đồng chí Phạm Chí Thành, Tỉnh ủy viên, làm Bí thư Đảng bộ Dân Chính Đảng.

- Cuối năm 1961, tỉnh ủy Sơn Tây quyết định tách Đảng bộ Dân Chính Đảng Tỉnh thành 3 Đảng bộ khối: Đảng bộ Dân Chính Đảng, Đảng bộ Thương nghiệp và Đảng bộ Công nghiệp; chỉ đạo 3 Đảng bộ đại hội, bàn phương hướng công tác và bầu Ban Chấp hành chính thức. Đồng chí Đặng Huy Phúc được bầu làm Bí thư Đảng ủy Dân Chính Đảng.

- Ở Tỉnh Hà Đông, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định giải thể Đảng ủy Công Thương nghiệp và Đảng ủy Văn xã và bàn giao một số đơn vị về Đảng ủy Dân Chính Đảng tỉnh.

- Trong những năm 1962- 1965, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Đông và Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Sơn Tây tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác chính trị, tư tưởng tập trung quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; tăng cường giáo dục ý thức cảnh giác, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tích cực tham gia phong trào "mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt";  thực hiện cuộc vận động "Ba xây, ba chống", cuộc vận động " Chi bộ sáu tốt", xây dựng Đảng "Bốn tốt".

2. Từ tháng 5 /1965 đến 01/8/2008

- Ngày 10/4/1965, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 113 quyết định hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Tháng 5/1965 Hội nghị Tỉnh ủy Hà Tây lần thứ nhất xác định chuyển hướng nhiệm vụ từ thời bình sang thời chiến; đồng thời "Phải tăng cường kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng". Ngày 21/6/1965, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 34 quyết định hợp nhất 2 Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Đông và Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Sơn Tây thành Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây; kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí; chỉ định đồng chí Nguyễn Thái Hợi làm Bí thư.

- Ngày 10/8/1967, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây ra Quyết nghị số 243 về việc tách Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh thành 4 Đảng bộ khối trực thuộc Tỉnh ủy, gồm: Đảng bộ Nông nghiệp, Đảng bộ Công nghiệp, Đảng bộ Tài chính - Thương nghiệp và Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định 12 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh.

- Đầu năm 1969, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ nhất, Đại hội đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ kể từ khi hợp nhất, đề ra phương hướng, nhiệm vụ: xây dựng Đảng bộ vững mạnh về tư tưởng, tổ chức, tăng cường phát triển Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lãnh đạo toàn diện phong trào công nhân viên chức, phong trào thanh niên, dân quân tự vệ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Cát (tức Trần Văn Lai) được bầu làm Bí thư.

- Ngày 15/7/1970, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây ra Quyết định số 49 hợp nhất 4 Đảng bộ khối: Dân Chính Đảng, Công nghiệp, Nông nghiệp và Tài Chính - Thương nghiệp thành Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy. Cuối tháng 7/1970 Ban Chấp hành Đảng bộ cử Ban Thường vụ lâm thời gồm 4 đồng chí. Ngày 02 và 03/12/1970 Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II. Đại hội kiểm điểm đánh giá kết quả công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I (3/1969), đề ra phương hướng, nhiệm vụ, bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí; đồng chí Nguyễn Hữu Cát (tức Trần Văn Lai) được bầu làm Bí thư.

- Ngày 19,20 và 21/5/1973 Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III,  Đại hội đánh giá các mặt công tác trong nhiệm kỳ 1971-1973, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 1973- 1975; bầu BCH Đảng bộ 15 đồng chí, đồng chí Đỗ Văn Đường được bầu làm Bí thư.

Từ 1973 -1975, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh đã bám sát đặc điểm, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở, tập trung đẩy mạnh công tác lãnh đạo: về củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ sở đảng, về chế độ sinh hoạt Đảng, tổ chức kiểm tra; đẩy mạnh công tác tư tưởng, quán triệt sâu sắc công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ theo mục tiêu "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu" và những nhiệm vụ chính trị khác của Đảng bộ tỉnh. Đảng bộ luôn đoàn kết, nêu cao tính chiến đấu, vượt qua khó khăn gian khổ, lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở các cơ quan, đơn vị. Tham mưu tích cực cho Tỉnh ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhiệm vụ sản xuất, động viên cán bộ, đảng viên, thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc.  

-  Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245, quyết định sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 01/3/1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Sơn Bình ra Quyết định số 12 về việc chuyển Đảng ủy Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây thành Đảng ủy Dân Chính Đảng tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 16/4/1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký các quyết định hợp nhất các chi, đảng bộ cơ quan của hai tỉnh. Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Sơn Bình ra đời với hơn 40 chi bộ, đảng bộ cơ sở ở các cơ quan, ban ngành của tỉnh. Năm 1977, tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh lần thứ IV.

-  Ngày 22/6/1979, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 34 giải thể Đảng ủy Dân Chính Đảng tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 15/9/1984, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Sơn Bình ra các Quyết nghị số 216-217 và 218 thành lập các Đảng ủy khối: Dân Chính Đảng, Kinh tế và Văn xã trực thuộc Tỉnh ủy và là cấp trên của tổ chức cơ sở Đảng. Ban Chấp hành Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng Tỉnh gồm 9 đồng chí; đồng chí Đỗ Văn Ân, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư; Ngày 18/7/1985, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 169, chỉ định bổ sung đồng chí Bùi Nởm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Đỗ Văn Ân. Cuối năm 1984, Thị ủy Hà Đông bàn giao 55 tổ chức cơ sở đảng ở các ban, ngành tỉnh gồm 1.982 đảng viên về Đảng bộ khối trực thuộc Tỉnh ủy.

- Trong 10 năm (1976 - 1986), tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, tổ chức bộ máy có nhiều thay đổi. Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Khối là kịp thời kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng. Các cơ sở đảng đã bám sát chủ trương nhiệm vụ của Tỉnh ủy, giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên đối với nhiệm vụ xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc; giữ vững lập trường chính trị, kiên định mục tiêu CNXH; lãnh đạo cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ sản xuất; đề xuất tham mưu cho Tỉnh ủy những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết các chế độ chính sách, khắc phục những hậu quả sau chiến tranh.

- Tháng 02/1988, Đảng bộ Dân Chính Đảng, Đảng bộ Khối Văn xã và Đảng bộ Khối Kinh tế hợp nhất, thành Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Sơn Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Tâm, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy. Tháng 01/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử đồng chí Phan Thị Nhâm, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh, kiêm Bí thư Đảng ủy Dân Chính Đảng Tỉnh thay đồng chí Tâm.

- Ngày 29 và 30/3/1989, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 1989-1990. Đại hội đánh giá công tác lãnh đạo sau hơn 1 năm được tái lập, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1989-1990. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ 19 đồng chí; đồng chí Phan Thị Nhâm, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy được bầu làm Bí thư.

- Ngày 01/10/1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách thành hai tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành 2 Đảng bộ: Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây và Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hòa Bình. Tháng 12/1991, Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây tổ chức Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 1992-1995). Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 19 đồng chí. Đồng chí Phan Thị Nhâm được bầu làm Bí thư. Đại hội xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm là: Các cơ sở đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị tham mưu giúp cho Tỉnh ủy kịp thời kiện toàn và sắp xếp, tổ chức các cơ quan cấp tỉnh; lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên về các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh sau khi tách tỉnh; lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ sở làm nhiệm vụ chính trị thường xuyên của Đảng bộ; đồng thời, làm nhiệm vụ xây dựng Đảng, coi trọng công tác phát triển đảng viên, công tác củng cố cơ sở đảng; Lãnh đạo các đoàn thể và lực lượng tự vệ trong cơ quan.

- Ngày 13 đến 16/3/1996, Đảng bộ Dân Chính Đảng Tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1996-2000, với 120 đại tham dự, đại diện cho 60 tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội bầu BCH đảng bộ 19 đồng chí. Ban Chấp hành Đảng bộ bầu BTV 5 đồng chí, bầu đồng chí Đặng Vũ Hải làm Bí thư, đồng chí Doãn Cát Tỵ làm Phó Bí thư.

- Tháng 11/2000, Đảng bộ Dân Chính Đảng Tỉnh tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2000-2005. Đại hội bầu BCH đảng bộ 19 đồng chí; đồng chí Lê Văn Cánh được bầu làm Bí thư.

 - Ngày 09 đến ngày 11/10/2005, Đảng bộ Dân Chính Đảng Tỉnh tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2005-2010. Đại hội bầu BCH 21 đồng chí; bầu đồng chí Đặng Đình Vinh làm Bí thư. Tháng 02/2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều đồng chí Đặng Đình Vinh làm Giám đốc Trường Chính trị tỉnh Hà Tây, chỉ định đồng chí Nguyễn Trung Kiên, đảng viên của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về giữ chức Bí thư Đảng ủy, thay đồng chí Đặng Đình Vinh.

   GIAI ĐOẠN TỪ 01/8/2008 ĐẾN 3/2016

-----------------

- Thực hiện kết luận hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X), Nghị quyết số 15 QN- QH, ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII (kỳ họp thứ 3) về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 01/8/2008 tỉnh Hà Tây hợp nhất với thành phố Hà Nội. Theo đó Đảng bộ Dân Chính Đảng tỉnh Hà Tây và Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng thành phố Hà Nội hợp nhất thành Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng thành phố Hà Nội, trực thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội.

- Ngày 24/7/2008, Ban Thường vụ Thành ủy ra Quyết định số 2769- QĐ/TU chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng thành phố Hà Nội gồm 39 đồng chí; Ban Thường vụ gồm 14 đồng chí; Đồng chí Trịnh Đức Hồng, Uy viên Ban Thường vụ Thành ủy giữ chức Bí thư.

- Ngày 04,05 và 06 tháng 8 năm 2010, Đảng bộ Khối Dân Chính Đảng Thành phố tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 2005-2010; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2010-2015; bầu BCH đảng bộ 29 đồng chí. Ban Chấp hành bầu 9 Ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Đinh Quý Huấn và đồng chí Lê Quang Long được bầu làm Phó Bí thư. Sau Đại hội, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định đồng chí Đào Xuân Mùi, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Thành phố tham gia BCH, BTV Đảng ủy Khối và giữ chức Bí thư Đảng ủy.

- Ngày 28/12/2010, Thành ủy Hà Nội ra Quyết định số 134-QĐ/TU, đổi tên Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng thành phố Hà Nội thành Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội.

- Từ ngày 05 đến ngày 07/8/2015 Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội có 229 đại biểu, đại diện cho 7.313 đảng viên của 64 tổ chức cơ sở đảng. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng ủy Khối (2010-2015); kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng ủy Khối khóa XI và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Khối khóa XII; báo cáo tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và báo cáo tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố  lần thứ XVI.

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 26 đồng chí; Ban chấp hành bầu Ban Thường vụ 8 Đ/c; bầu đồng chí Phùng Khải Lợi và đồng chí Nguyễn Đức Thành làm phó bí thư Đảng ủy. Sau Đại hội, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Phó Bí thư thường trực Quận ủy Tây Hồ về tham gia Ban chấp hành, BTV, giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối nhiệm kỳ 2015-2020

Đến nay Đảng bộ Khối có  65 tổ chức cơ sở đảng, với 7.313 đảng viên. Các TCCS đảng trực thuộc Đảng bộ được tổ chức ở: các Ban Đảng, Văn phòng Thành ủy; các cơ quan Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND; Văn phòng UBND Thành phố; các sở, ban ngành thuộc UBND Thành phố; UBMTTQ; các đoàn thể chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp; các Hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp của Thành phố. Đảng ủy Khối có các ban: Tuyên giáo, Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể: Công Đoàn viên chức Thành phố gồm 64 công đoàn cơ sở với 9.247 đoàn viên; Đoàn Thanh niên Khối gồm 55 tổ chức cơ sở đoàn với 3.360 đoàn viên; Hội Cựu chiến binh Khối gồm 51 tổ chức cơ sở hội với 1.362 hội viên.

Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố luôn khẳng định được vị trí, vai trò trong Đảng bộ Thành phố. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng bộ ở các cơ quan, đơn vị phát huy trí tuệ, tham mưu giúp Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện các nhiệm vụ của Thành phố; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên địa bàn Thủ đô và công tác xây dựng Đảng của Thành phố.